Sức mạnh của lòng quảng đại | |
Tác giả: | Dave Toycen |
Ký hiệu tác giả: |
TO-D |
Dịch giả: | An Nguyễn |
DDC: | 248.3 - Hướng dẫn sống đạo |
Ngôn ngữ: | Việt |
Số cuốn: | 2 |
Hiện trạng các bản sách
|
|
Lời nói đầu của ấn bản tiếng Pháp | 5 |
Dẫn nhập | 9 |
Lời cám ơn | 13 |
Chương một: Thế nào là lòng quảng đại? | 17 |
Chương hai: Ai là người có lòng quảng đại? | 35 |
Chương ba: Sức mạnh của lòng quảng đại chiến thắng các chướng ngại | 49 |
Chương bốn: Sức mạnh của lòng quảng đại: khởi hứng cho tăng trưởng cá nhân | 59 |
Chương năm: Sức mạnh của lòng quảng đại: Thay đổi được gì? | 71 |
Chương sáu: Sức mạnh của long quảng đại trên con đường đi tìm công chính | 83 |
Chương bảy: Sức mạnh hòa bình của lòng quảng đại | 95 |
Chương tám: Sức mạnh của lòng quảng đại dựa trên cái gì? | 109 |
Chương chín: Sức mạnh của lòng quảng đại và tiền bạc | 119 |
Chương mười: Thất bại: Kinh nghiệm cá nhân | 131 |
Chương mười một: Sức mạnh của lòng quảng đại: Làm sao tìm được | 143 |
Chương mười hai: Sức mạnh của lòng quảng đại trong một thế giới thay đổi | 155 |
Phần phụ A. Năm giai đoạn để có tấm long rộng lượng hơn | 165 |
Phần phụ B. Thế nào là một tổ chức từ thiện tốt? | 173 |
Phần phụ C. Tôi có tham không? | 177 |
Chương 1: Thế nào là lòng quảng đại?
Dave Toycen chỉ ra rằng lòng quảng đại chỉ dừng ở việc “cho” thôi thì chưa đủ, cho phải kèm theo một thái độ đúng. Khi hành động với lòng quảng đại, người ta phải có thái độ này, nếu không, nó sẽ mâu thuẫn với lợi ích cá nhân.
Không những chỉ quảng đại thì giờ, tiền bạc, mà lòng quảng đại đích thực còn kèm theo một chuỗi thái độ: khiêm tốn, nhạy cảm, dung thứ trọn vẹn với người mình cho. Lòng quảng đại bao gồm tất cả các giá trị đạo đức khác, nó là đầu tàu của các đức hạnh khác. Không có nó, các đức hạnh khác ít có cơ hội ngoi lên hoặc triển nở đầy đủ.
Chương 2: Ai là người có lòng quảng đại.
Theo tác giả, đó là những người bình thường làm từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn để giúp đỡ người khác. Đó là những người bình thường được thúc đẩy do một ước muốn phi thường và một thái độ vị tha. Đó có thể là những em bé, những người thanh niên, người lớn, người già, họ không để hàng rào tôn giáo, văn hóa phân chia. Ai cũng có thể có lòng quảng đại, chỉ cần ý chí và can đảm để phục vụ một cái gì đó lớn hơn chính mình.
Chương 3: Sức mạnh của lòng quảng đại chiến thắng các chướng ngại.
Lòng quảng đại kết hợp với lòng trắc ẩn sâu xa đang nằm thay đổi bộ mặt thế giới.
Trong nhiều trường hợp, lòng quảng đại dựa trên chuyên ngành mình được đào tạo hay nghề nghiệp của mình. Cuộc sống có những trở ngại mà mình có thể vượt qua. Có một quyết định kiên vững, giữ một tầm nhìn thực tế và với lòng can đảm, rồi hành động một cách cụ thể, nó là nguồn trợ lực cho ai muốn hành trình trên con đường quảng đại.
Chương 4: Sức mạnh của lòng quảng đại: khởi hứng cho tăng trưởng cá nhân
Người quảng đại là người dám nhận rủi ro khi làm một hành động. Theo tác giả, có người rất nhạy cảm với những gì người khác nghĩ về mình và cảm thấy liều lĩnh khi làm một hành vi nào đó mà hành vi này có thể bị từ chối, không biết đến hoặc bị hiểu sai. Có người có bản chất rụt rè, phần có người thấy khó mà bắt mạch nhanh các mấu chốt trong các quan hệ giao thiệp, có người chỉ thích sống lưng chừng. Các nét tính tình này và còn nhiều loại tính tình khác làm hại đến khả năng mở rộng bàn tay. Tất cả những lý do trên làm cho lòng quảng đại khó được thực hiện, đó chỉ là những lý do biện minh để mình không chịu vượt lên chính mình.
Sự tăng trưởng đòi hỏi chúng ta phải thoát ra khỏi các giới hạn thoải mái về tâm lý và lòng quảng đại không đi ra ngoại lệ đó. Nếu nó đến một cách thoải mái thì nó phải được thực hành qua hành động.
Chương 5: Sức mạnh của lòng quảng đại thay đổi được gì?
Yêu thương người khác làm thay đổi cuộc đời của những người chọn lý tưởng cuộc sống là “cho” chỉ được thể hiện bằng hành động đưa tay ra giúp đỡ chứ không chỉ dừng lại trên môi trên miệng. Theo tác giả, những ý tưởng tốt, những giấc mơ đẹp,... Liệu có tạo nên một cuộc sống hạnh phúc không? Lòng quảng đại không thoát được luật chung. Nó phải hơn một cảm nhận tốt. Một cách nào đó, nó phải tác động lên đời sống hàng ngày khó khăn của chúng ta.
Đã có nhiều thay đổi khi lòng quảng đại được thực hiện. Một ví dụ tác giả đưa ra trong tác phẩm: cuộc sống Kiffa một nơi rất khó khăn, tự suốt trẻ con rất cao, dịch vụ xã hội rất ít và người dân thiếu tin tưởng trong việc tìm kiếm giải pháp cho việc phát triển. Nhưng nhờ lòng quảng đại của mọi người qua các thành viên của tầm nhìn thế giới thành phố này đã thay đổi rõ rệt: trẻ con khỏe mạnh có thêm trường học, sức khỏe được chăm sóc, mọi người muốn làm việc chung với nhau.
Để thực sự có hiệu quả, lòng quảng đại cần sự hợp tác của người cho lẫn người nhận. Thật vậy, chẳng ai nghèo đi vì cho, cũng chẳng ai giàu quá để không nhận.
Chương 6: Sức mạnh của lòng quảng đại trên con đường đi tìm công chính
Theo tác giả, có một mối dây liên hệ giữa lòng quảng đại và việc đi tìm công chính. Hai đức tính này thể hiện sức mạnh để hành động trong những trạng huống bất công và nghèo khó trong thế giới này.
Biên giới giữa công lý và hận thù rất nhỏ. Một ví dụ được tác giả nói tới là cái chết của người vợ và con gái của ông Bruce trong một vụ tai nạn xe hơi, người gây tai nạn là một chàng thanh niên 19 tuổi chạy xe với tốc độ 145km/h. Công chính đòi hỏi người gây tội phải có trách nhiệm và đối đầu với nạn nhân. Hệ thống pháp luật dựa trên chế độ đền bù, bị tù tội hoặc phải bồi thường. Tuy nhiên vẫn còn một chỗ vượt quá luật lệ và công chính, chỗ này hoàn toàn ở trong tay nạn nhân, ở đây chính là ông Bruce đó là sức mạnh của lòng tha thứ, sự quảng đại của ông. Qua đó ông đã loại bỏ phản ứng bình thường khi đứng trước một việc bất công. Phải, ông đã đi một con đường khác và đã cứu một đời người.
Chương 7: Sức mạnh hòa bình của lòng quảng đại
Sức mạnh hòa bình của lòng quảng đại sẽ được thể hiện khi dù đau khổ và buồn rầu người ta vẫn ngắm tâm điểm mục đích và hướng thượng, vượt lên hoàn cảnh hiện tại, tìm cách để giúp đỡ và săn sóc những người kém may mắn. Lòng tận tụy chân tình, bàn tay mở rộng, săn sóc người khác của ta sẽ xoa dịu vết thương, để ta không bị vướng vào cảnh tuyệt vọng, tội nghiệp mình.
Chúng ta phải dám tin là làm một hành vi tích cực sẽ mở một con đường cho hòa bình.
Tiến trình hòa bình dù trong quan hệ cá nhân hay tập thể đều đòi hỏi phải có một thái độ quảng đại. Các hành vi nhỏ mang một tầm quan trọng rất lớn.
Chương 8: Sức mạnh của lòng quảng đại dựa trên cái gì
Trong tác phẩm, Dave Toycen đề cập đến sức mạnh của lòng quảng đại dựa trên ít nhất 2 cơ sở:
- Tín ngưỡng tôn giáo
- Trên một ý tưởng hay một triết lý
Chương 9: Sức mạnh của lòng quảng đại và tiền bạc
Chúng ta không thể nào nói đến lòng quảng đại mà không nói đến vai trò của tiền bạc. Trong thế giới hôm nay, có thể nói là ngây ngô nếu không nó muốn nói là không đúng đắn khi phủ nhận vai trò của tiền bạc. Nhưng không vì thế mà tiền bạc lại ở vị trí quan trọng nhất và lớn hơn tất cả các giá trị khác. Tiền bạc là dụng cụ chứ không phải là mục đích.
Thánh kinh nói “không ai làm tôi hai chủ, vừa phục vụ Chúa, vừa tiền bạc” (Lc 16,23) tín hữu hay không phải tín hữu câu này có nghĩa không thể nào duy trì một giá trị siêu việt nào đó nếu chúng ta đặt giá trị của nó ngang hàng với giá trị tiền bạc.
Một tín hữu Kitô giáo, giá trị nền tảng của họ là thực hành lòng quảng đại và thương xót theo đức tin công giáo. Tiền bạc trở thành dụng cụ để thực hành lòng quảng đại nhưng nó luôn luôn là dụng cụ thứ yếu so với các giá trị đã thúc đẩy họ thực hành lòng quảng đại.
Tác giả tóm lại: lòng quảng đại không chỉ giới hạn ở việc cho tiền, nó còn thể hiện qua việc cho thì giờ, dùng ảnh hưởng và chuyên ngành của mình.
Chương 10: Thất bại: kinh nghiệm cá nhân
Theo tác giả, với kinh nghiệm trong khi làm việc nhân đạo của ông, ông nói rằng: có tấm lòng thương xót và quảng đại không nhất thiết bảo đảm là không bị thất bại nặng nề. Nhưng kinh nghiệm của một thất bại thường là yếu tố để làm con người tăng trưởng.
Những ai từ chối không chịu đối xử với người khác với tấm lòng quảng đại và thương xót thì thì họ càng đóng tấm lòng lại với tất cả khả năng để xây một cuộc sống có các quan hệ lành mạnh và họ không có được niềm vui khôn tả khi thấy thất bại biến thành tiến bộ.
Chương 11: Sức mạnh của lòng quảng đại làm sao mà có được
Để có được lòng quảng đại, nó được bắt đầu từ sự mong manh và sự mở lòng ra với cuộc sống của người khác. Tầm nhìn của chúng ta đi từ thế giới nhỏ hẹp của mình qua thế giới của người khác.
Lòng quảng đại đòi hỏi một tâm hồn nhạy cảm, biết thông cảm với người khác.
Chương 12: Sức mạnh của lòng quảng đại trong một thế giới thay đổi
Lòng quảng đại chỉ là một trong rất nhiều yếu tố cần thiết để đối diện với các vấn đề trên thế giới. Con đường đi của lòng quảng đại thì còn lâu mới chấm dứt nhưng các dấu hiệu khích lệ mở cho chúng ta tương lai cho phép chúng ta hy vọng và có những bước đi mới.
Nhận Định
- Tích cực
Sức mạnh của lòng quảng đại giúp chúng ta nhận thấy rõ điều cần thiết và quan trọng của lòng quảng đại. Qua đó tác giả cũng cho ta thấy những khía cạnh mà lòng quảng đại đi tới phải đồng thời giúp chúng ta thấy được trên thế giới vẫn còn rất nhiều người, nhiều nơi, nhiều hoàn cảnh luôn luôn cần đến lòng quảng đại của chúng ta.
Cuốn sách đưa ra những hình ảnh thực tiễn, những câu chuyện thực tế về tấm lòng quảng đại. Bằng ngôn ngữ dễ đọc, dễ hiểu làm cho người đọc cảm thấy tầm quan trọng của lòng quảng đại.
2. Hạn chế và quan điểm cá nhân
Cuốn sách nên có một phần riêng đi sâu hơn vào lòng quảng đại giữa con người với con người được thể hiện qua các chiều kích đời sống tinh thần.
(Chủng sinh: Phêrô Phạm Văn Minh)
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Fr. John Fuellenbach, SVD
-
Tác giả: Người tín hữu
-
Tác giả: M.C.S
-
Tác giả: Gloria Hutchison
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Th. Phanxicô Salêdiô
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Henri J. M. Nouwen
-
Tác giả: Michel Hubaut
-
Tác giả: R. P. Louis Colin, CSsR
-
Tác giả: Paul de Jeagher, SJ
-
Tác giả: Carlo Carretto
-
Tác giả: Martin Luther King
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: José Prado Flores
-
Tác giả: Wayne Syer
-
Tác giả: Jacques Leclercq
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Phùng Văn Hóa
-
Tác giả: John W.Crossin, OSFS
-
Tác giả: Socrates B. Villegas
-
Tác giả: Robert F. O'Toole, SJ
-
Tác giả: Josemaria Escriva
-
Tác giả: JnM. Nguyên Phương
-
Tác giả: Segundo Galilea
-
Tác giả: Dwight H. Judy
-
Tác giả: Louis Lallemant
-
Tác giả: Jean-Paul II
-
Tác giả: P. Baron, OP
-
Tác giả: CH.V. Héris
-
Tác giả: F-D. Joret
-
Tác giả: Calos Mesters
-
Tác giả: Rick Warren
-
Tác giả: Vô danh
-
Tác giả: Stephen J. Rossetti
-
Tác giả: Jacques Philippe
-
Tác giả: Fr. Bernard Gaudeul
-
Tác giả: Scott Hahn, Ph.D
-
Tác giả: André Séve
-
Tác giả: Claude Geffré
-
Tác giả: Hương Việt
-
Tác giả: Ferdinand Alquié
-
Tác giả: C.D. Darlington
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: HY. Fulton Sheen
-
Tác giả: Michel Remery
-
Tác giả: D. J. Cardinal Mercier