Cuốn sách là một câu chuyện của cuộc gặp gỡ tình cờ, một chi tiết trong bức tranh Cuộc trở về của người con hoang đàng của Rembrandt. Cuộc gặp gỡ đó đã khơi dậy trong tác giả việc tìm kiếm đời sống thiêng liêng, dẫn tác giả đến việc khám phá trở lại ơn gọi của mình và cho tác giả sức mạnh mới để sống ơn gọi đó.
Một năm sau khi khám phá bức tranh, tiến trình thiêng liêng của tác giả được đánh dấu qua ở giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên là king nghiệm trong vai người con thứ. Những năm tháng dạy học ở đại học và những năm dấn thân sâu mạnh vào các vấn đề Trung Mỹ và Nam Mỹ đã để lại cho tác giả cảm giác lạc đường. Tác gỉa đã đi lang thang trong mọi hướng, đã gặp nhiều người với nhiều xác tín khác nhau, nhiều cách sống khác nhau, là thành viên trong nhiều phong trào khác nhau. Nhưng cuối cùng cha cảm thấy lạc lõng và rất mệt mỏi. Khi cha nhìn bàn tay người cha chạm vào vai người con và ôm chặt người con vào quả tim với tất cả sự âu yếm, dịu dàng, cha cảm thấy mình là đứa con lạc lõng, cha muốn trở về nhà như trước, được ôm như ngày xưa cha đã ôm.
Giai đoạn thứ hai trong tiến trình thiêng liêng của cha bắt đầu vào một buổi chiều, lúc cha đang thảo luận với Bart Gavigan, người bạn người Anh của cha. Trong lúc giải thích cho anh biết hồi đó cha tự xem như là người con thứ, anh nhìn sâu vào mắt cha và nói: “ Tôi nghĩ bạn giống người con cả hơn”. Nhờ những lời này, một chân trời đã mở ra trong cha.
Cha là người con cả trong gia đình, cha đã sống một đời sống yêu thương và là đầy đủ bổn phận với cha mẹ. Từ lúc lên sáu, cha đã muốn thành linh mục và cha không bao giờ thay đổi quyết định này. Cha được rửa tội, thêm sức, chịu chức trong cùng một nhà thờ, luôn vâng lời cha mẹ, thầy giáo, các Giám mục và Thiên Chúa. Cha là người có trách nhiệm, một người chỉ thích ở nhà. Dù vậy, cha cũng có thể lạc lõng như người con thứ. Từ đó, cha nhìn lại mình một cách hoàn toàn mới. Cha thấy cái ghen tương của mình, cơn giận dữ, tính dễ tự ái, tính cứng đầu, tính buồn bã của mình.
Cha đã làm việc cực nhọc trong nông trại của gia đình nhưng chưa bao giờ nếm niềm vui được ở nhà. Thay vì biết ơn những ân huệ nhận được, cha lại trở thành một người thù dai, hay để bụng, ghen với các em trai, em gái vì chúng liều lĩnh sống và được đón tiếp nồng nhiệt khi trở về.
Chính trong giai đoạn đau khổ nội tâm vô cùng này, một cô bạn đã nói với cha một câu mở đầu cho giai đoạn thứ 3 trong tiến trình thiêng liêng của cha: “Dù là con thứ hay con cả, thì bạn cũng phải ý thức bạn được ơn gọi để trở thành người cha”.
Nhìn cụ già với bộ râu dài, trong chiếc áo rộng đỏ thùng thình, cha đã cảm thấy khó chịu khi mường tượng ra hình ảnh của cha trong những đường nét kia của cụ. Cha cảm thấy sẵn sàng để đồng hoá với người con hoang đàn hay người con cả ghen tương dễ dàng nhưng nghĩ mình là một ông già không còn gì để mất vì đã mất tất cả và chỉ còn biết cho, làm cho cha trìm ngập trong lo sợ.
Một năm rưỡi trôi qua từ sau ngày Sue Mosteller đưa ra thách đố cho cha, cha bắt đầu vai trò làm cha thiêng liêng. Đó là một cuộc chiến đấu chậm và thỉnh thoảng cam go, cha vẫn còn ước muốn là người em và không muốn già.
(Chủng sinh: Phêrô Trịnh Văn Thuấn)